Nhiều người đồn thổi liều rượu mối chúa có tác dụng xem là món ăn có nhiều đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng tráng dương.
Mối chúa được xem là món ăn có nhiều đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng tráng dương. Bổ thận, người đau lưng uống vào giảm đau, người yếu sinh lý làm vài ly rượu mối chúa vô là… mạnh mẽ.
Từ con mối chúa, mối hậu người ta có thể làm nhiều món khác nhau từ rang, xào, hấp, chiên... Một đĩa mối chúa có khi lên đến vài trăm ngàn đồng chuyên phục vụ các “đại gia” do tin vào công dụng truyền miệng nhau: bổ thận và tăng cường sinh lực! Khách hàng có người mua chiên hay nướng ăn, cũng có người bỏ mối chúa vô chén nước mắm rồi bốc lên ăn sống. Phụ nữ cũng khoái ăn mối chúa, đồn rằng ăn mối chúa vào sinh nở dễ hơn!". Thế nhưng đa phần người ta dùng mối chúa ngâm rượu thuốc.
Theo lương y Nguyễn Công Đức, y học cổ truyền thường dùng tổ mối chúa, hoặc tất cả các con mối cả chúa, thợ, lính để trị bệnh. Loại rượu được ngâm từ mối cũng rất đặc biệt, có công dụng bổ khí huyết, giúp tăng sinh lực, thân thể cường tráng, làm mát huyết trừ nhọt độc. Mối chúa rất quý hiếm, nên chọn con còn sống. Dùng 200 gr mối còn sống rửa sạch ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, ngâm trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ (độ 20ml), ngày dùng 3 lần sau mỗi bữa ăn.
1. Giới thiệu đặc điểm hình thành của con Mối:
- Mối là một loài sống theo đàn và hoạt động ẩn náu.
- Mối chúa hay còn gọi mối hậu có màu trắng đục, to bằng ngón tay cái.
- Mối cái chuyên đẻ trứng có hình dạng: Đầu nhỏ, bụng to, tuổi thọ trung bình của nó có thể lên đến 10 năm, những năm đầu mối chúa sinh rất ít trứng. Khoảng 4-5 năm, khi bộ phận sinh dục đã phát triển nó có thể sinh từ 8000 đến 10000 trứng mỗi ngày, mối chúa sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản sẽ chết.
- Mùa sinh sản của loài mối thường vào giữa tháng 5 và tháng 6 khi mối cánh dài bay ra tổ và rụng cánh sẽ tìm đến mối chúa để giao phối, sau 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, sau 1 tháng ấu trùng ra đời, sau hai tháng qua nhiều lần lột xác ấu trùng sẽ trở thành mối lính và mối thợ.
- Loài mối tuy đối với đời sống là một loài động vật có hại, nó có thể đục khoét các bức tường, phá hủy các công trình xâu dựng, thậm chí làm tiêu hủy những tài liệu thư viện quý giá.
- Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức cho thấy khi dùng tổ mối chúa hoặc tất cả các con mối thợ, mối lính và mối chúa đều có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe của con người.
2. Thành phần dinh dưỡng trong mối chúa:
Đặc biệt, trong đó mối chúa được xem là có nhiều thành phần dinh dường hơn cả: có nhiều chất đạm, chứa một số enzym, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng khác...
Hình ảnh con mối chúa
Thêm thông tin về con mối chúa:
Mối là loại côn trùng phá hoại nhà cửa tuy nhiên chúng cũng có tác dụng chữa bệnh, vì thế những người diệt mối thường bắt những con mối chúa ngâm rượu chữa bệnh. Cùng tìm hiểu mốichữa bệnh gì ngoài tác hại phá hoại nhà cửa của mọi người nhé.
Ở chợ biên giới Xuân Tô, Tịnh Biên, An Giang nơi đây nổi tiếng về buôn bán côn trùng đặc biệt là mối chúa bởi tương truyền mối chúa có tác dụng “bổ thận và tăng cường sinh lực”
Anh Vũ ở Tịnh Biên An Giang cho biết để bắt được mối chúa anh phải dậy sớm, để tìm ụ mối và bắt chúng. Mối có nhiều loại mối đen, mối đỏ, mối xanh và mối trắng tuy nhiên người dân chỉ bắt mối đỏ vì ụ mối đỏ mới có mối chúa. Dụng cụ của người dân đi bắt mối chỉ là chiếc xuổng.
Người dân ở đây sống bằng nghề bắt mối và cũng cho biết để diệt mối tận gốc chỉ có cách là bắt được mối chúa. Một công đôi việc, mỗi con mối chúa được bán với giá khoảng hơn 20.000 đồng/con. Ở đây mỗi ngày một người kiếm khoảng vài trăm ngày như vậy mới biết mối hoành hành và phát triển và hoành hành tới cỡ nào.
Theo kinh nghiệm của những người bắt mối chúa lâu năm thì mối chúa ngâm rượu chữa bệnh được bắt nguồn từ dân tộc Khmer, rượu ngâm mối chúa rất ngon, thơm và bổ dưỡng vì thế chúng được sử dụng nhiều. Nghề bắt mối ngày một khó khăn bởi thông thường họ chỉ bắt duy nhất một con trong ụ đất, trung bình mỗi ụ có 2 con, một con trưởng thành và một con nhỏ hơn nằm cạnh để khi con trưởng thành chết đi con nhỏ sẽ thay thế. Trong tổ mối chúa có nhiệm vụ sinh sản và mỗi tổ chỉ có 1 con mối chúa nên hiếm.
Để nhận biết một tổ mối và xác định nơi nào có mối chúa người dân xác định giữa ụ mối, đó là khu vực rỗng, khô ẩm liên kết bằng những chất xốp sau đó người ta sử dụng xuổng đào xoắn tròn vào giữa khu vực ụ mối để tìm một vật giống như ổ bánh mì làm bằng hỗn hợp đất đá sau đó tách ra sẽ bắt được mối chứa trong đó. Khi đi đào mối người ta mang theo 1 chai rượu gốc để khi đào được thì bỏ ngay vào rượu cho mối không bị chết và tươi ngon hơn. Theo kinh nghiệm thì khi để mối chúa ở ngoài chừng 5 phút bụng mối chúa sẽ tự vỡ ra mà chết.
Với bán mối chúa họ cho biết cứ 4 tới 5 con mối chúa ngâm được khoảng 1 lít rượu, có người không uống được rượu thì mua về chiên hoặc nướng ăn cũng rất tốt.
Ở những vùng nông thôn mối kiếm được ra tiền là nghề nghiệp của họ nhưng với những ngôi nhà thành thị hoặc những mảnh vườn gỗ thì chúng lại là kẻ hủy diệt và phải sử dụng tới thuốc diệt mối để tránh làm hư hỏng tới những vật dụng trong nhà.
Dietmoisieutoc.com tổng hợp.