Rắn biết bay, cá đi bộ trên mặt đất... là những loài động vật mang trên mình những đặc điểm kỳ lạ, đi ngược lại với tự nhiên.
Mỗi loài sinh vật trên Trái đất đều tuân theo một quy luật tự nhiên nhất định. Vì vậy, những thông tin như cá đi trên mặt đất, rắn bay lượn hay những chú chim mang chất độc gây chết người trở nên vô cùng phi lý và đều trái với quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại.
Cùng điểm lại một vài những loài động vật đi ngược lại với quy luật tự nhiên qua bài viết dưới đây.
1. Rắn biết bay
Được tìm thấy ở Đông Nam và phía Nam Châu Á, loài rắn Chrysopelea khi trưởng thành có thể dài tới 1,2m và cơ thể chúng có hình dạng giống chữ S trong khi đang bay. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tư thế này giúp chúng có thể bay cao hơn.
Socha - một nhà chuyên nghiên cứu về loài rắn cho biết: “với hình dáng chữ S, phần thân trước của rắn sẽ tạo ra một đường rẽ không khí, giúp tương tác đồng thời nâng phần thân sau của chúng lên.”
Cơ chế này cũng giống với sức nâng được tạo ra khi loài ngỗng bay theo dạng chữ V - con đầu đàn sẽ tạo ra đường rẽ không khí, giúp cho những con ngỗng hai bên rìa bay dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một điều bí ẩn cần được giải đáp, đó là tại sao rắn lại tạo dáng lượn sóng khi bay? Socha và các cộng sự cho rằng, tư thế gợn sóng này giúp chúng bay lâu hơn nhờ luồng không khí tạo ra ở phía trước cơ thể của rắn. Socha giải thích, “tư thế này giảm thiểu áp lực lên phần thân trên, đồng thời khiến chênh lệch áp lực giữa phần thân trên, dưới lớn hơn và giúp rắn có thể bay lâu hơn.”
2. Cá da trơn đi bộ trên mặt đất
Cá da trơn đi bộ, hay còn gọi là Clarias batrachus, sống trong môi trường nước ngọt ở vùng Đông Nam Á, Florida, California, Georgia, Massachusetts và Nevada. Loài cá này có khả năng “đi bộ” trên mặt đất khô ráo để tìm thức ăn hoặc môi trường sống mới.
Thực chất, chúng không đi bộ như những loài động vật hai chân hay bốn chân khác mà sử dụng vây cá để có thể di chuyển ngoằn ngoèo giống như rắn. Chúng có vận động dưới hình thức này nhờ lớp da trơn ẩm ướt.
Cá da trơn sống chủ yếu ở vùng nước tù trong các ao, đầm lầy, sông, suối và những ruộng lúa ngập nước. Khi nước rút, chúng sử dụng kỹ năng “đi bộ” để đi tìm nguồn nước mới.
Cá da trơn biết đi bộ là một mối nguy hại lớn với môi trường vì chúng sẽ tranh giành nguồn thức ăn cũng như chỗ ở của các loài cá địa phương, đồng thời lan truyền bệnh và động vật kí sinh tới môi trường sống mới.
3. Gấu trúc ồn ào trong “chuyện đó”
Gấu trúc được coi là loài hay e thẹn trong thế giới động vật và nổi tiếng là ít hứng thú trong “chuyện ấy”, khiến chúng có nguy cơ lâm vào tình trạng tuyệt chủng. Tuy nhiên, thực tế là trong tự nhiên, phương pháp mà chúng làm “chuyện ấy” là quan hệ tập thể và cưỡng hiếp gấu trúc cái.
Cuộc giao phối thông thường sẽ diễn ra như sau: khi con gấu cái có nhu cầu làm chuyện đó, chúng sẽ trèo lên cây và bắt đầu gầm. Sau đó, các con đực sẽ lao tới, chiến đấu để giành được “nữ hoàng”.
Nhưng trong thực tế, thông thường kẻ chiến thắng sẽ được “tiếp cận” gấu trúc cái trước, sau đó đến lượt những kẻ thua trận. Những con gấu thua trận sẽ tiếp tục lao vào các trận chiến để giành được “vị trí đẹp”.
Bên cạnh đó, có những con gấu trúc đực không đủ sức lực để lao vào trận chiến, chúng sẽ trèo lên cây và tiếp tục kiên nhẫn chờ hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng để đợi nàng gấu trúc.
4. Chim có chất độc
Loài chim Pitohui và Ifrita có vẻ bề ngoài rực rỡ, trông vô hại nhưng thực tế, chúng có thể tiết ra chất kịch độc batrachotoxin giống loài ếch phi tiêu vàng. Loài chim này hấp thu chất độc từ một loài bọ cánh cứng có tên gọi Melyrid.
Chất độc này lan ra khắp cơ thể, gồm cả da và lông của chúng, khiến bất cứ ai chạm vào có thể bị ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, khiến các tế bào cơ, não không thể sinh sản ion.
Ở liều lượng thấp, batrachotoxin khiến các cơ và thần kinh không thể hoạt động nhưng ở liều lượng cao, chất độc này có thể khiến con người không thở được, bị liệt và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
5. Chim cánh cụt “đồi bại”
Chim cánh cụt thông thường có vẻ ngoài hiền lành và có vẻ biết cách “cư xử”. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt Adelie lại chứng minh điều ngược lại: chúng có thể hiếp dâm, “tự sướng” nơi công cộng, ái tử thi và làm mại dâm.
Nạn mại dâm tồn tại trong loài cánh cụt Adelie vì chúng xây tổ bằng đá. Để có được số đá này, không ít lần chúng phải cướp từ những chim cánh cụt đối thủ. Tuy nhiên, đối với những chim cánh cụt cái chân yếu tay mềm thì phương pháp an toàn nhất có lẽ chính là “chiều chuộng” cánh cụt đực để có được đá xây tổ.
dietmoisieutoc.com