DIỆT MỐI TẬN GỐC
Dịch vụ diệt mối tận gốc uy tín nhất

Một kho báu thư tịch cổ tại cố đô Huế bị mối mọt gặm nhấm

Đăng lúc: 11:51 am, Ngày 21/04/13

Được UNESCO công nhận  vào danh mục chương trình “Ký ức thế giới”, nhưng di sản này đang bị mối mọt “gặm nhấm” hàng ngày.

motkhobauthutichĐược UNESCO công nhận  vào danh mục chương trình “Ký ức thế giới”, nhưng di sản này đang bị mối mọt “gặm nhấm” hàng ngày. “Kho báu” thư tịch cổ ở Huế đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại.

"Hàng độc" của Việt Nam và thế giới



Ngày 3/8/2009, Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO đã chính thức công nhận mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam (1802 - 1945) là di sản tư liệu và xếp vào danh mục chương trình “Ký ức thế giới”.

Mộc bản ở Huế đang được lưu giữ tại phủ Tuy Lý Vương, phường Vĩ Dạ, TP Huế. Theo ông Bửu Chấp, hậu duệ của nhà thơ Tuy Lý Vương thì hiện tại trong phủ còn lưu trữ toàn bộ 195 mộc bản quý. Trong đó đáng nói nhất là bản khắc trên gỗ của Vĩ Dạ tập thơ gồm 174 bản (14 mộc bản 1 mặt, 160 mộc bản 2 mặt) của nhà thơ Tuy Lý Vương, con trai thứ 11 của vua Minh Mạng và là nhà thơ cận đại tiêu biểu thời bấy giờ.

Mộc bản là những bản được khắc trên gỗ bằng chữ Hán - Nôm ngược in ra thành sách. Theo ông Bửu Chấp cho biết mộc bản thường được khắc trên các loại gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo và trên mặt phẳng gỗ màu trắng. Đặc biệt loại gỗ này không bị cong khi chịu sự tác động của nhiệt độ.

Hiện tại, 195 bộ mộc bản còn lại ở phủ đã được PGS - TS Nguyễn Văn Thịnh thực hiện bản dập năm 2004 trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Tổ chức khai thác và bảo vệ văn hoá Hán Nôm ở Huế”.

Nội dung của những bài thơ mộc bản do Tuy Lý Vương sáng tác chủ yếu xoay quang chủ đề về nỗi khổ cực, bần hàn của người dân lao động. Không những thế, những bài thơ này còn đề cập đến cái tình của nhà thơ đối với thiên nhiên, anh em bạn bè.

Đặc biệt là tác phẩm đặc sắc "Nữ phạm diễn nghĩa từ” viết bằng chữ Nôm, được dập trên bản gỗ năm 1853 đề cao phẩm hạnh người phụ nữ theo quan điểm nho giáo.
Ông Bửu Chấp chỉ tay về đàn mối trong khu vực cất giữ mộc bản.

Theo sự ghi nhận của chúng tôi khi khảo sát toàn bộ số mộc bản trên đều đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ông Bửu Chấp, người quản lý số hiện vật trên cho biết, trong tủ có 10 bộ mộc bản bị mối mọt ăn sâu.

Do không có chất bảo quản bài bản, không được hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cất giữ nên con cháu của Tuy Lý Vương bảo quản di sản của tổ tiên bằng phương pháp thủ công: Dùng dầu nhờn tẩm vào vải lau trên từng mộc bản nhằm ngăn ngừa sự xâm phạm của mối mọt. Còn về tác động của thời tiết dường như bất lực.

Địa hình phong thuỷ khá phức tạp nên thời tiết ở Huế cũng thất thường. Đặc biệt, độ ẩm cao khiến cho nguy cơ huỷ hoại những mộc bản quý ngày càng trở nên báo động.

Báo động mộc bản

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trần Nghĩa cho biết: Vĩ Dạ tập thơ tập hợp đầy đủ văn thơ của Tuy Lý Vương với 1030 trang. Trong khi đó hiện tại ở phủ Tuy Lý Vương chỉ còn 334 mộc bản với 668 trang. Điều này có nghĩa là bộ Vĩ Dạ tập thơ đã bị thất truyền 362 trang.

Hiện tại ở phủ Tùng Thiện Vương, 91 Phan Đình Phùng, TP Huế cũng đang lưu giữu 1000 mộc bản. Ngoài ra ở chùa Từ Đàm, chùa Thiên Mụ cũng có rất nhiều mộc bản của các ông hoàng bà chúa, quan lại và trí thức người yêu thơ văn sáng tác nên đang ở tình trạng báo động!

Kết quả nghiên cứu và khảo sát của bảo tàng Huế thì mộc bản Tuy Lý Vương vừa có giá trị về mặt lịch sử văn chương, vừa có tính đời sống tâm linh của người dân cố đô Huế xưa và nay. Qua đánh giá nhận định này, ta nên tiến hành khảo sát, thực hiện một dự án khẩn cấp bảo vệ mộc bản Huế, sự bảo tồn này đòi hỏi sự vào cuộc của rất nhiều cơ quan, viện nghiên cứu.

Gia tộc nhà Tuy Lý Vương cũng sẵn sàng hiến tặng số hiện vật quý giá trên cho Nhà nước nếu có văn bản chính xác.

Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng chưa trực tiếp khảo sát sự xuống cấp trầm trọng của mộc bản Huế, hằng ngày di sản văn hóa quý của dân tộc bị ăn mòn và nguy cơ tương lai không xa. Nếu duy trì tình trạng này, mộc bản triều Nguyễn tại Huế chỉ còn biết được qua sách vở mà thôi.

Kích vào nút Thích hoặc chia sẽ để các bạn của mình cùng biết:

Đọc thêm các bài khác

HỖ TRỢ
  • TP.HCM: 0906 333 809
    122/14 Ngô Gia Tự, phường 9, quận 10

  • TP.HCM 2: 0918 333 809
    C7/19F Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh

  • TP. HÀ NỘI: 0918 333 809
    Số 62, Ngõ 173, An Dương Vương, Tây Hồ

  • TP. BIÊN HÒA: 0906 333 809
    D26 Khu liên kế Bửu Long, Bửu Long, Đồng Nai

  • BÌNH DƯƠNG: 0918 333 809
    78/2 Nguyễn Văn Tiết, Lái Thiêu, Thuận An

  • TP. CẦN THƠ: 0903 304 809
    378/10B Hoàng Quốc Việt, Ninh Kiều

  • TP. VŨNG TÀU: 0918 333 809
    153 Võ Thị Sáu, P2, Tp Vũng Tàu

  • TP. ĐÀ NẴNG: 0918 333 809
    07 Nguyễn Văn Huyên, Phường Khê Trung, Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng.

  • TP. HUẾ: 0903 304 809
    18, Nguyễn Tri Phương, TP. Huế

  • NHA TRANG: 0918 333 809
    Nhà anh Phương, Tổ 12 Võ Cang Vĩnh Trung, TP. Nha Trang

  • TP. HẢI PHÒNG: 0963 999 795
    Số 38, tổ 3, Thị Trấn An Dương

  • TP. HẢI DƯƠNG: 0906 333 809
    Số 163 Khu 18 Phú lương, phường Ngọc Châu, Hải Dương

  • GIA LAI: 0903 304 809
    347 Phạm Văn Đồng, Pleiku, Gia Lai

  • TP HẠ LONG: 0981 199 311
    07 Đào Duy Từ, Bãi Cháy, Hạ Long

  • TP UÔNG BÍ: 0981 199 311
    Số 148, Tổ 2, Khu 3, P.Thanh Sơn, Tp Uông Bí, Quảng Ninh

  • HÀ TĨNH: 0906 333 809
    Hưng Mỹ, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh

  • QUẢNG NINH: 0981 199 311
    Tổ 52 Khu 5, Hà Khẩu, Hạ Long

  • QUẢNG TRỊ: 0903 304 809
    333 Trần Hưng Đạo, Thị Xã Quảng Trị

  • QUẢNG BÌNH: 0903 304 809
    129 Hai Bà Trưng, TP.Đồng Hới

  • NGHỆ AN: 0971 333 809
    Khối 1, phường Trung Đô, Tp Vinh

  • QUẢNG NGÃI: 0906 333 809
    161/10 Nguyễn Thụy, phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi

  • BÌNH ĐỊNH: 0903 304 809
    20/20 Tôn Thất Tùng, phường Quang Trung, TP. Qui Nhơn